Một số biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ luyện nói môn Tiếng Việt.

Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp giữa người và người trong xã hội. Nó cũng là công cụ của tư duy để trình bày mọi tư tưởng, tình cảm và giao tiếp xã hội của con người. Trong nhà trường môn Tiếng Việt có vị trí vô cùng quan trọng. Nó là bài học đầu tiên của tuổi thơ trong nhà trường về cách sử dụng tiếng mẹ đẻ, dạy cho học sinh nhận biết những kiến thức đơn giản về Tiếng Việt. Từ đó, các em có thói quen sử dụng tiếng việt trong học tập và trong giao tiếp. Môn Tiếng Việt rèn cho các em bốn kĩ
năng : Nghe, nói, đọc, viết . Trong đó luyện nói là một điểm mới của chương trình Tiếng Việt, có mục đích phát triễn ngôn ngữ của trẻ em, rèn cho các em tính mạnh dạn, tự tin và cởi mở. Chính vì lẽ đó dạy cho HS diễn đạt rõ ý nghĩa, tình cảm của mình bằng độc thoại và hội thoại là rất quan trọng.
   Trong giờ luyện nói, vẫn không ít những em rụt rè, không mạnh dạn nói, ít hoạt động. Để thực trạng này không còn diễn ra tôi xin đưa ra một số biện pháp sẽ áp dụng trong thời gian đến.
    -Tình cảm và ngôn ngữ của giáo viên :
Luyện nói không những rèn kĩ năng nói mà còn giúp học sinh bộc lộ những tình cảm, suy nghĩ. Chính vì thế giáo viên phải hết sức gần gũi, thân thiết, thân yêu, vỗ về bằng ánh mắt, nụ cười, như thế mới khai thác được những cảm xúc hồn nhiên của học sinh.
Bên cạnh đó để giúp học sinh tích cực hoạt động một cách tự nhiên bước đầu GV phải làm mẫu nhập vai hoàn toàn như thật, cử chỉ phải hấp dẫn, điệu bộ nhí nhảnh, lời nói phải logic rõ ràng, ngắn gọn, chính xác để kích thích HS hoạt động luyện nói.
    -Sử dụng đồ dùng dạy học trong khi dạy luyện nói :
Đối với học sinh lớp 1, tâm lý, tình cảm hồn nhiên mang nặng màu sắc cảm tính, thích trực quan sinh động. Chính vì thế giáo viên phải sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa, các tranh ảnh, vật thật…
Các đồ dùng phải điển hình, mang tính thẩm mĩ, tính khoa học và tính thực tế.
    -Tạo nhu cầu giao tiếp và xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp:
Để giao tiếp được trọn vẹn, về mặt nguyên tắc con người cần nắm được những kĩ năng. Người giáo viên muốn tạo được nhu cầu giao tiếp trong học sinh cần phải hướng dẫn các em biết định hướng nhanh chóng: Cô giáo hỏi gì? Phải trả lời điều gì?
   Sau khi định hướng được như vậy các em mới có thể mạnh dạn phát biểu ý kiến và để làm tốt bước này chúng ta chú ý các điểm sau:
    +Lời mở đầu sao cho thu hút học sinh gây hứng thú làm cho lớp học sôi nổi.
    +Chúng ta thường gọi những em có khả năng nói tốt trước, không gọi trước những em nhút nhát, kĩ năng còn yếu.
    +Lắng nghe câu trả lời để tuyên dương khích lệ nhu cầu nói amwcj dầu em đó trả lời chưa đúng yêu cầu.
    +Cho HS nhận xét câu trả lời của bạn.
    +Tập cho HS nói thành câu và diễn đạt trọn ý nghĩa của mình.
   Để hỗ trợ cho việc tạo nhu cầu giao tiếp, GV phải thiết kế hệ thống câu hỏi phù hợp với chủ đề luyện nói.
   Hệ thống câu hỏi phải chú ý đến trình độ HS của lớp.
   Hệ thống câu hỏi bao giờ cũng đi từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao và bao giờ cũng xoay quanh chủ đề.
Ví dụ : Bài 82
     H : Tranh vẽ gì ?
     H : Trên tay các bạn cầm gì?
     H : Các bạn ấy ăn mặc như thế nào ?
     H : Theo em các bạn ấy đi đâu ?
     H : Lớp chúng ta em nào đã được đi du lịch ?
     H : Em đi với ai ?
     H : Em đi du lịch ở đâu ?
     H : Ở đó có cảnh gì đẹp ?
     H : Đến những nơi đó em có viết, vẽ bậy hay bẻ cành hái hoa không? Vì sao?
     H : Em hãy kể tên những nơi mà khách du lịch hay đến tỉnh ta ?
     H : Được đi du lịch em cảm thấy như thế nào ?
   Câu hỏi đặt ra phải gọn, rõ ràng, không mập mờ hay dùng thuật ngữ trừu tượng và câu hỏi quá dài. Thiết kế câu hỏi gợi ý sao cho kích thích được tư duy có tính chất gợi mở để tạo điều kiện cho HS phát triễn lời nói tự nhiên là một điều rất khó vì nó vừa là kiến thức vừa là kinh nghiệm và vừa là nghệ thuật.
    -Tổ chức cho HS tham gia đặt câu hỏi :
     Tuy đã có các câu hỏi định hướng của GV song vẫn nên cho HS tham gia đặt câu hỏi. Theo quan điểm hiện nay để phát huy tính tích cực, sáng tạo thì GV nên tổ chức có HS cùng đặt câu hỏi cho bạn trả lời. Cách này đòi hỏi GV phải linh hoạt nếu không khi HS đưa ra hàng loạt câu hỏi “ngớ ngẩn” không phù hợp với chủ đề, người GV không biết hướng cách đặt câu hỏi cho các em thì khó có thể tháo gỡ được mớ bòng bong. Đồng thời, GV cần chuẩn bị các câu hỏi để gợi ý khi các em đưa ra những câu hỏi không sát thực, những câu hỏi trọng tâm ấy sẽ là “điểm nhấn “ của phần luyện nói.
   Tất cả những chủ đề trong SGK đều gần gũi với cuộc sống của các em khiến các em dễ có những điều muốn hỏi.
    -Tổ chức sắm vai :
   Với nhiều bài thay vì trả lời câu hỏi có thể thay đổi hình thức dạy học cho các em sắm vai.
Ví dụ : Bài “Trường em” với nội dung luyện nói : Hỏi nhau về trường lớp.
     A : Bạn hãy nhìn xem tranh vẽ gì?
     B : Tranh vẽ 2 bạn đang nói chuyện với nhau về trường lớp.
     A : Vậy bạn học lớp nào ?
     B : Mình học lớp 1A. Còn bạn thì sao ?
     A : Mình cũng học lớp 1A. Trong các môn học bạn thích môn nào nhất ?
     B : Mình thích nhất môn Tập đọc. Mình chỉ học môn Toán thôi.
     A: Còn mình thì không thích môn Tập đọc. Mình chỉ thích học môn Toán thôi.

No comments:

Copyright © 2013 Mr Sum