Nỗi ám ảnh mang tên VEMIS - PEMIS

Trong những năm trở lại đây, cùng với việc đổi mới sách giáo khoa cũng như phương pháp dạy học thì việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy không ngừng được đẩy mạnh.

Có thể nói CNTT ngày càng giữ vai trò xương sống trong các
ngành nghề nói chung và nghề dạy học nói riêng. Việc ứng dụng ấy, thể hiện trên nhiều phương diện như khai thác tài nguyên INTERNET, sử dụng EMAIL trong liên lạc giữa các đồng nghiệp, soạn giảng điện tử, sắp xếp thời khóa biểu,... Đặc biệt ứng dụng vào quản lý nhân sự, quản lý học sinh, thư viện và thiết bị sử dụng bộ phần mềm PEMIS, EMIS, VEMIS.
Bộ phần mềm trên là kết quả của dự án SREM - một dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục được bắt đầu thực hiện vào tháng 4 năm 2006, theo kết quả của Hiệp định tài chính AIDCO/VNM/2004/016-841 giữa Cộng đồng Châu Âu và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được ký kết tại Brussel ngày 18/07/2005 và ký kết tại Hà Nội ngày 01/09/2005. 
Đã mấy năm kể từ ngày triển khai phần mềm này, đã mấy lần tập huấn trôi qua ít nhiều tôi cũng nhìn thấy được hiệu quả mà dự án này đem lại đó là MIỄN PHÍ + ALL IN ONE (tất cả trong một). Nhưng bên cạnh đó, xem ra bộ phần mềm này cũng còn rất nhiều điều mà dù muốn hay không chúng cũng đã được nhiều người luận bàn đó là: NẶNG NỀ + CÀI ĐẶT KHÓ SỬ DỤNG CÀNG KHÓ & LỖI NHIỀU + HỖ TRỢ ÍT
Chỉ ra những hạn chế này xem ra không khó:
- Thứ nhất NẶNG NỀ: Để chạy các phần mềm này thì bạn cần cài đặt các phần mềm làm môi trường khủng khiếp, xem hình nhé:
- Thứ hai CÀI ĐẶT KHÓ SỬ DỤNG CÀNG KHÓ VÀ LỖI NHIỀU: Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng một phần mềm đó là dễ dàng cài đặt và sử dụng mà tôi gọi đó là tính thân thiện của phần mềm. Ở điểm này, tôi chấm 4/10 điểm cho phần mềm. Nói thật, mặc dù là giáo viên Tin học, nhưng tôi cũng nhiều lần chới với khi cài đặt và sử dụng mặc dù bản thân được cử đi tập huấn suốt. Cuối cùng tôi cũng rút ra được một kinh nghiệm xương máu đó là HÃY CÀI / GHOST LẠI MÁY ĐỂ CÓ MÁY MỚI TRƯỚC KHI CÀI VEMIS PEMIS và trong khi cài thì HÃY CẨN THẬN nếu không muốn GHOST LẠI MÁY để làm lại từ đầu. Ngoài ra, mặc dù đã phát hành nhiều bản cập nhật nhưng các cô nàng mang tên LỖI vẫn thường xuất hiện trước mặt bạn để bạn điên lên.
- Thứ ba HỖ TRỢ ÍT: Đồng ý rằng việc tập huấn cũng diễn ra khá thường xuyên (ít nhất cũng 1 lần / năm học) nhưng hãy xem lại hiệu quả đạt được đến đâu? Đôi khi tập huấn xong rồi bỏ đó để năm sau tập huấn tiếp. Gặp khó khăn họ biết tìm ai sau buổi tập huấn? Không thể trách ai được, bởi một số thầy (cô) cũng là dân tay ngang về Tin học mà đụng đến VEMIS PEMIS nên nhiều người nuốt không trôi là chuyện bình thường. SREM là một dự án lớn của ngành nhưng xem ra ít được nhiều người quan tâm và hỗ trợ bằng chứng là hoạt động diễn đàn của dự án khá hiu quạnh.
Bộ chủ trương sử dụng phần mềm chung cho ngành giáo dục để dễ quản lý là hoàn toàn hợp lý. Hiện nay, có khá nhiều phần mềm Quản lý trường học như phần mềm của Công ty Công nghệ Tin học và Nhà trường, Công ty TNHH Tân Hoàng Gia,... và triển vọng nhất là SMAS 2.0 của VIETTEL. Đây là phần mềm chạy trên nền web đang được VIETTEL triển khai miễn phí và được ứng dụng rộng rãi ở TP HCM. Nếu SREM cũng lựa chọn nền tảng web như VIETTEL cho các phần mềm PEMIS VEMIS... thì tôi nghĩ sẽ hợp lý hơn và thành công hơn.
Tóm lại dù muốn hay không thì CHÚNG TA BUỘC PHẢI CHUNG THỦY VỞI SREM. Các kỹ sư của SREM đã dày công xây dựng và luôn miệt mài thêm sửa những đoạn code mới với hi vọng các phần mềm của dự án sẽ ngày càng hoàn thiện hơn để một ngày không xa sẽ không còn nỗi ám ảnh mang tên VEMIS PEMIS.
                                                                                                                           From: doimoigiaoduc

No comments:

Copyright © 2013 Mr Sum